Cửu đỉnh tại Thế Miếu, ảnh: Ngọc Nhàn
Cửu Đỉnh (9 đỉnh) đặt tại sân Thế Miếu trong Hoàng Thành, được đúc từ cuối năm 1835 đến đầu năm 1837 thì hoàn thành. Ngày 04/3/1837, triều đình tổ chức lễ khánh thành rất lớn dưới sự chủ trì trực tiếp của vua Minh Mạng. Đây được xem như một trong những thành tựu có ý nghĩa dưới triều vua Minh Mạng, đó cũng chính là lý do để kiệt tác này được chọn làm chủ đề trong bài viết đầu tiên của số đầu tiên của Tập san Hội Đô thành Hiếu cổ. 17 họa tiết đúc nổi trên mỗi đỉnh do đích thân vua Minh Mạng lựa chọn, mép phía dưới đều khắc ngày đúc "Minh Mạng thập lục niên Ất Mùi trú" (đúc năm Ất Mùi, Minh Mạng thứ 16) (1835), ngoài ra còn có chữ Hán ghi rõ trọng lượng tính bằng cân[i]. Cửu Đỉnh tượng trưng cho sự nghiệp của các bậc đế vương, tên của mỗi đỉnh cũng chính là thụy hiệu của vua: Cao Đỉnh (Cao - thụy hiệu của vua Gia Long) được đặt ở chính giữa rồi tiếp đến hai bên trái, phải là Nhân Đỉnh (Nhân - thụy hiệu của vua Minh Mạng), Chương Đỉnh (Chương - thụy hiệu của vua Thiệu Trị), Anh Đỉnh (Anh - thụy hiệu của vua Tự Đức), Nghị Đỉnh (Nghị - thụy hiệu của vua Kiến Phúc), Thuần Đỉnh (Thuần - thụy hiệu của vua Đồng Khánh), Tuyên Đỉnh (Tuyên - thụy hiệu của vua Khải Định), còn Dụ Đỉnh và Huyền Đỉnh không trở thành thụy hiệu của vị vua nào.
1° Nhật: mặt trời.
2° Đông Hải: biển Đông.
3° Thiên Tôn Sơn: núi Triệu Tường ở Thanh Hóa.
4° Ngưu Chử Giang: sông Bến Nghé[ii].
5° Vĩnh Tế Hà: sông Vĩnh Tế.
6° Chim trĩ.
7° Hổ
8° Miết: con ba ba.
9° Long: con rồng.
10° Tử Vi Hoa: hoa tường vi.
11° Ba La Mật: cây mít.
12° Cang: Lúa thơm.
13° Trầm hương.
14° Thiết mộc: gỗ lim.
15° Thông: cây hành.
16° Đa Sách Thuyền[iii].
17° Đại bác.
Cao đỉnh, ảnh: Ngọc Nhàn
1° Nguyệt: mặt trăng.
2° Nam Hải: biển phía nam.
3° Ngự Bình Sơn: núi Ngự Bình .
4° Hương Giang: sông Hương và một phần của thành Huế được xuất hiện ở họa tiết này.
5° Phổ Tế Hà[iv]: kênh Phổ Tế ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên được đào năm Minh Mạng thứ 14 (1833).
6° Khổng Tước: chim công đuôi dài 2m, thịt rất ngon và là một trong 8 món ăn của vua (Bát trân).
7° Con báo
8° Đại Mại: con đồi mồi.
9° Nhơn Ngư: cá ông.
10° Liên Hoa: Hoa sen.
11° Nam Trân: cây lòn bon (loại cây thường thấy ở vùng đất Quảng Nam). Theo tương truyền, Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn truy đuổi đã trốn ở nguồn sông Ô Gia[v] và không có gì ăn ngoài quả lòn bon. Vì vậy, loài cây này còn có tên là Phụng quân. Chắc hẳn cây lòn bon được đúc trên một trong cửu đỉnh để tưởng nhớ sự kiện này.
12° Nhu: lúa nếp.
13° Kỳ Nam: cây kỳ nam, thường có trong rừng Khánh Hòa.
14° Ngô Đồng: cây ngô đồng.
15° Cửu: cây hẹ.
16° Lâu Thuyền.
17° Luân Xa Bác: súng đại bác đặt trên xe.
(Ảnh: Bảng thông tin về cửu đỉnh đặt ở Thế Miếu)
1° Ngũ Tinh: 5 sao gồm kim tinh, mộc tinh, thủy tinh, hỏa tinh, thổ tinh.
2° Tây Hải: biển phía tây.
3° Thương Sơn: núi Thương Sơn[vi].
4° Linh Giang: sông Gianh ở Quảng Bình (trên họa tiết, tường thành Đồng Hới cũng xuất hiện bằng những nét chấm chấm.
5° Lợi Nông Hà: sông Phủ Cam ở Huế, được đào năm Gia Long thứ 13 (1814).
6° Kê: gà trống.
7° Tê: con tây ngu tức con tê giác.
8° Linh Qui: rùa.
9° Ngạc Ngư: cá sấu - một động vật khá phổ biến ở Nam Kỳ.
10° Mạt Lị: hoa nhài.
11° Yêm La: cây xoài, được trồng phổ biến ở Quảng Nam và Bình Định, là đặc sản tiến vua.
12° Lục Đậu: đậu xanh.
13° Đậu Khấu.
14° Thuận Mộc: một loại cây dùng nhiều trong xây dựng.
15° Giới: cây kiệu.
16° Mông Đồng Thuyền: thuyền (được chế tạo dưới thời vua Minh Mạng)
17° Súng Điểu Thương
1° Bắc Đẩu Tinh: sao Bắc Đẩu.
2° Ngân Hán: dải Ngân hà.
3° Hồng Sơn: núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh.
4° Mã Giang: sông Mã, ở Thanh Hóa chảy từ Vân Nam tới Lào.
5° Lô Hà: sông Lô (ở Tuyên Quang) bắt nguồn từ Vân Nam.
6° Khôi Hạc: Con hạc.
7° Mã: Con ngựa.
8° Thiền: con ve.
9° Nhiêm Xà: con trăn.
10° Mai Khôi Hoa: một loại hoa hồng thường dùng làm nước hoa.
11° Tân Lang: cây cau.
12° Tang: cây dâu.
13° Tô Hợp: dầu tô hợp hay cánh kiến trắng, thường thấy trong các khu rừng của Khánh Hòa.
14° Tử Mộc: cây kiền kiền - loại cây cho gỗ chất lượng rất tốt và có 3 loại: màu trắng, màu vàng và màu đỏ .
15° Uất Kim: cây nghệ.
16° Kỳ: lá cờ.
17° Hồ Điệp Tử: đạn bươm bướm.
1° Nam Đẩu: sao Nam Đẩu.
2° Thuận An Hải Khẩu: cửa Thuận An.
3° Quảng Bình Quan: cửa ải Quảng Bình. Trước kia có tên gọi là Lý Chánh Đại Quan và đến năm Minh Mạng thứ 7 đổi thành Quảng Bình Quan.
4° Bạch Đằng Giang: sông Bạch Đằng - con sông nổi tiếng của Hải Dương
5° Cửu An Hà: sông Cửu An, được đào dưới thời vua Minh Mạng, ở huyện Thiên Thi và Phù Cừ tỉnh Hưng Yên.
6°Uyên ương điểu: chim uyên ương.
7° Tượng: con voi, trong các đạo quân khi xung trận, voi luôn đi trước phát hiện các hào và bẫy của kẻ địch.
8° Hồ Da Tử: con đuông dừa, có nhiều ở Nam Kỳ.
9° Lục Hoa Ngư: cá tràu.
10° Hải Đường Hoa: hoa hải đường.
11° Mai: cây mai.
12° Biển Đậu: đậu ván, thường được dùng để chữa tiêu chảy.
13° Quế: cây quế và loại quế có chất lượng tốt nhất là ở Thanh Hóa.
14° Đàn Mộc: huỳnh đàn hay gỗ đàn hương - loại gỗ không bị mục khi chôn trong đất và thường được dùng làm quan tài.
15°Giới: rau cải
16° Hải Đạo Thuyền
17° Trường Thương.
1° Phong: gió.
2° Cần Giờ Hải Khẩu: cửa biển Cần Giờ.
3° Tản Viên Sơn: núi Tản Viên ở Bắc Kỳ.
4° Thạch Hãn Giang: sông Thạch Hãn, nằm trên địa phận của huyện Hải Lăng và Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị, bắt nguồn từ núi La Phong trong vùng đất của người Thượng
5° Vĩnh Định Hà: sông Vĩnh Định, ở huyện Hải Lăng (Quảng Trị), được mở rộng và đào năm Minh Mạng thứ 6 (1825) và cũng trong năm này được đặt tên là Vĩnh Định.
6° Huỳnh Oanh: chim vàng anh.
7° Lê Ngưu: con bò tót.
8° Bạng: con trai.
9° Đăng Sơn Ngư: cá rô.
10 ° Quì Hoa: Hoa hướng dương.
11° Đào: cây đào.
12° Hoàng Đậu: đậu tương.
13° Mật Súc Sa: sa nhơn tức đậu khấu.
14° Nam Mộc: gỗ sao (thân gỗ có những vòng tròn đồng tâm trước một đường lượn sóng giống như một ngôi sao.
15° Hương Nhu: cỏ hương nhu.
16° Thuyền Đỉnh
17° Bài Đao: giá gác đao
1° Vân: Mây
2° Duệ Sơn: núi Duệ Sơn hay còn được gọi là Núi Lễ, nằm ở huyện Hương Trà (Thừa Thiên). Phần phía tây nam giáp với sông Tả Trạch, đỉnh núi rất nhọn.
3° Đại Lãnh: núi Đại Lãnh, vắt ngang Khánh Hòa và Phú Yên, tiếp theo núi Chủ Sơn. Mạn phía đông hướng ra biển và nổi tiếng với Đèo Cả.
4° Lam Giang: sông Lam, con sông lớn của Nghệ An, năm ở phủ Anh Sơn và Hưng Nguyên.
5° Nhĩ Hà: sông Nhĩ Hà (Nhị Hà) tức sông Hồng.
6° Tần Cát Liễu: chim yểng có mỏ đỏ, cựa vàng, lông màu tím sẫm.
7° Thỉ: con heo (lợn)
8° Giải: con giải (ngoan)- một loài rùa biển lớn nhất, dài từ 1-2 trường.
9° Hấu Ngư: con sam.
10° Trân Châu Hoa: bông sói.
11° Long Nhãn: quả nhãn.
12° Địa Đậu: đậu phộng (lạc).
13° Yến Oa: tổ yến và là một trong 8 món ăn cung đình (Bát trân).
14° Bách Mộc: cây bách.
15° Khương: gừng, được dùng nhiều trong y học.
16° Lê Thuyền: Thuyền lê - một loại thuyền có mái chèo.
17. Nỗ: cái nỏ.
VIII. DỤ ĐỈNH
1° Lôi: sấm.
2° Đà Nẵng Hải Khẩu: cửa Hàn - cảng Đà Nẵng, cửa sông Vĩnh Điện, phía tây Sơn Trà.
3° Hải Vân Quan: cửa đèo Hải Vân, nằm ở khu vực giáp ranh của Thừa Thiên và Quảng Nam.
4° Vệ Giang: sông Vệ, nằm ở phía tây huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), bắt nguồn từ núi Tô Sơn và đổ ra biển ở Đại cổ lũy.
5° Vĩnh Điện Hà: sông Vĩnh Điện ở Quảng Nam, là sự hợp nhất của sông Ô Gia (Da) và sông Cẩm Lệ.
6° Anh Vũ: chim anh vũ - một loài vẹt có bộ lông ngũ sắc, mỏ đỏ.
7° Dương: con dê - động vật bốn chân không có con ngươi (đồng tử) ở mắt.
8° Cáp: con ngao.
9° Thạch Thủ Ngư: cá mú - loài cá không có máu và đầu cứng như đá nên có tên gọi là Thạch Thủ tức đầu đá.
10° Thuấn Hoa: bông cận hay dân dã gọi là hoa dâm bụt. Trong Kinh thư khi nói về người phụ nữ có câu: Nhan như thuấn hoa, nghĩa là Mặt đẹp như hoa dâm bụt.
11° Lê: cây lê - cao chừng 2-3 trượng, nở hoa vào tháng 2, hoa trắng như tuyết.
12° Bạch Đậu: đậu trắng.
13° Phù Lưu: cây trầu. Có câu: Tân lang phù lưu khả dĩ vong ưu, nghĩa là: Trầu cau làm quên đi mọi ưu phiền.
14. Tùng Mộc: cây tùng - là loại cây đứng đầu trong các loại cây. Vua Minh Mạng rất coi trọng loại cây này, có thể thấy ở Nam Giao.
15° Tử tô: cây tía tô, rau thơm được dùng cho thực phẩm và chống chất độc do ngộ độc da cá hay ngộ độc trạnh - loại rùa biển.
16° Ô Thuyền
17° Phác Đao: một loại đao cán dài
IX. HUYỀN ĐỈNH
1° Vũ: mưa.
2° Hồng: cầu vồng.
3° Hoành Sơn: núi Hoành Sơn, nằm vắt qua hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, ở đó có Đèo Ngang.
4° Hậu Giang Tiền Giang. Hai con sông của Nam Kỳ
5° Thao Hà: sông Thao ở tỉnh Hưng Hóa, bắt nguồn từ Mông Tự (Vân Nam, Trung Quốc).
6° Thốc Thu: chim phù lão (chim già đẫy). Đây là loại chim lớn nhất trong các loại chim thủy sinh, có lông màu xám xanh, cổ dài, mắt đỏ và không có lông ở trên đầu nên được gọi là chim ông già, mỏ thẳng dài chừng 1 thước.
7° Sơn Mã: ngựa núi.
8° Quế Đố: con cà cuống.
9° Mãng Xà: con mãng xà (rắn).
10° Ngũ Diệp Lan: cây ngọc lan.
11° Lệ Chi: cây vải.
12. Miên: cây bông.
13° Nam Sâm: cây nam sâm, thường nở hoa vào tháng 2 và tháng 3.
14° Tất Mộc: cây sơn, thường thấy ở huyện Minh Linh (Quảng Trị).
15° Toán: cây tỏi.
16° Tứ Mã Xa: xe bốn ngựa kéo.
17° Hỏa Phún Đồng: ống phun lửa.
(Ảnh: Cửu đỉnh đặt ở Thế Miếu theo phác họa của Ducro)
Đôi nét về việc đúc cửu đỉnh[vii]
Để nung chảy và đúc đồng, các nghệ nhân An Nam đã dùng đến lò nung nhỏ (hệ thống cơi), cao không quá 1m, gồm một nồi cơi bằng đất sét, đặt trên hai thanh gỗ - dùng để khiêng nồi và đổ đồng vào khuôn. Mặt trong nồi cơi trát vữa làm từ hỗn hợp đất sét và than củi.
Để nấu chảy đồng, phía trên nồi cơi có một ống hình trụ bằng đất sét - là lối để luồn vòi cong nhằm dẫn gió từ bễ vào đáy nồi cơi
Sau khi nung đỏ hệ thống cơi, người ta bỏ than củi vào, đợi đến khi than củi cháy đều thì thả đồng đã đập nhỏ vào để nung chảy. Bễ cũng rất đơn giản, thân bễ là hai ống hình trụ làm từ hai thân cây khoét rỗng đặt cạnh nhau, trong có tay cầm pít tông. Hai ống tre nối bễ với ống trụ ở lò nung.
(Ảnh: Bản vẽ mặt cắt của ò nung đồng
Ảnh: Minh họa hoạt động của lò nung đồng)
Hệ thống cơi này có phần giống nồi đúc sắt thu nhỏ ở Pháp, nhưng khi dùng trong đúc đồng có nhược điểm là tạo ra lượng lớn cặn kim loại do (kim loại) bị ôxy hóa dưới tác động của gió và lửa, và hậu quả của việc này là tạo ra lượng xỉ lớn bám vào thành lò khiến thành lò bị hư hỏng. Hao hụt kim loại có thể lên đến 20%.
Mỗi lò có thể nung chảy từ 30-40 kg đồng và để đúc một đỉnh đồng nặng chừng 2-3.000 kg, người ta đặt xung quanh mỗi khuôn đúc khoảng 60 lò nung giống nhau hoạt động đồng thời.
Khuôn đúc đặt trên mặt đất, thợ đúc leo lên bằng ván nghiêng và giàn giáo, mỗi khuôn đúc cần tới 3 tháng để hoàn thành.
Sau khi gạt than củi chưa cháy hết và xỉ, nồi cơi chứa đồng nung chảy được khiêng đến gần khuôn và đổ vào khuôn theo lệnh của một viên quan phụ trách chỉ huy đúc đồng, mục đích là tránh đổ quá nhiều hay ngắt quãng quá lâu ảnh hưởng đến sự liên kết của các khối đồng lỏng. Việc đổ đồng vào khuôn diễn ra chỉ trong vài giờ, lâu nhất là nửa ngày. Các chân và quai đỉnh được đúc riêng.
Quá trình đúc đỉnh diễn ra tại khu xưởng đã bị phá bỏ và hiện nay có những tòa nhà giống như những tòa nhà của trường Kỹ nghệ Huế. Theo Chovet, những người thợ đúc đồng xứ An Nam đã đạt đến sự hoàn hảo không hề thua kém so với những người thợ
[i] . 1 cân= 0,604g.
[ii]. Sông Sài Gòn ngày nay.
[iii]. Léon Sogny cho rằng đây có thể là tên gọi theo tiếng Việt của tên tàu d'Assas, chiến thuyền dưới triều vua Louis XVI từng được cử đến Nam Kỳ để cứu viện cho Nguyễn Ánh.
[iv]. Theo bài viết của Léon Sogny. Trên thực tế, chữ khắc trên Nhân đỉnh là Phổ Lợi Hà [河利普]. Sông Phổ Lợi là một trong 4 con sông đào lớn ở Thừa Thiên Huế dưới triều Nguyễn, được đào dưới triều vua Minh Mạng nhằm rút ngắn khoảng cách thủy trình từ Kinh thành Huế đến cửa biển Thuận An, thuận tiện cho giao thông nội trị đồng thời cung cấp nước ngọt cho cả một vùng đồng bằng ruộng lúa màu mỡ của huyện Phú Vang vào mùa khô (https://archives.org.vn/video/song-pho-loi-con-song-dao-noi-lien-cua-bien-thuan-an-voi-kinh-thanh-hue%7C-ltqgi.htm).
[v]. Tên gọi chính xác là Sông Ô Da.
[vi] Núi Kim Phụng còn có tên gọi khác là Thương Sơn hoặc Thiên Dữu, dân gian gọi là hòn Đốn hay hòn Đụn, thuộc địa phận làng Hải Cát, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà (thuathienhue.gov.vn).
[vii]. Bài viết của P. Chovet, Hiệu trưởng trường Kỹ nghệ Huế, với những thông tin do Nguyễn Xuân Thiều - Thị lang Bộ Công kiêm Hiệu phó trường Kỹ nghệ Huế (Ecole professionnelle de Hue), từng phụ trách việc đúc tiền và Tôn Thất Sa, giáo viên dạy vẽ của trường cung cấp.
Ngọc Nhàn - Thu Hường